Thuốc Lopetab 2mg là gì ?
Mô tả sản phẩm của Lopetab 2mg
Viên Lopetab nén 2mg là sản phẩm của Công ty Cổ phần Dược phẩm Agimexpharm có chứa Loperamid 2mg. Thuốc được sử dụng cho những trường hợp làm giảm triệu chứng tiêu chảy cấp không đặc hiệu, tiêu chảy mạn tính do viêm đường ruột, làm giảm khối lượng phân cho những bệnh nhân có thủ thuật mở thông hồi tràng. Viên Lopetab nén 2mg dạng viên nén, hộp 10 vỉ x 15 viên.
Thành phần của Lopetab 2mg
Hoạt chất: Loperamid 2mg.
Tá dược: Vừa đủ 1 viên.
Công dụng của Lopetab 2mg
Chỉ định:
Điều trị hàng đầu trong tiêu chảy cấp là dự phòng hoặc điều trị tình trạng mất nước và điện giải, điều này đặc biệt quan trọng đối với trẻ nhỏ và người cao tuổi suy nhược.
Điều trị triệu chứng tiêu chảy cấp không có biến chứng ở người lớn hoặc làm giảm thể tích chất thải sau thủ thuật mở thông hồi tràng hoặc đại tràng.
Loperamid không có một vai trò nào trong điều trị thường quy tiêu chảy cấp ở trẻ em và không được coi là một thuốc để thay thế liệu pháp bù nước và điện giải bằng đường uống.
Dược lực:
Loperamid là một dạng opiat tổng hợp mà ở liều bình thường có rất ít tác dụng trên hệ thần kinh trung ương. Thuốc có tác dụng làm giảm nhu động ruột, giảm tiết dịch đường tiêu hóa và tăng trương lực cơ thắt hậu môn. Thuốc còn có tác dụng kéo dài thời gian vận chuyển qua ruột, tăng vận chuyển dịch và chất điện giải qua niêm mạc ruột, do đó làm giảm sự mất nước và điện giải, giảm lượng phân.
Dược động:
Thuốc được hấp thu qua đường tiêu hóa.
Thuốc được chuyển hóa ở gan.
Thuốc được bài tiết qua phân và nước tiểu.
Cách dùng Lopetab 2mg
Liều dùng và cách dùng
Người lớn:
Tiêu chảy cấp: Liều khởi đầu 2 viên, sau đó mỗi lần đi tiêu chảy uống 1 viên, tối đa 5 ngày.
Liều thông thường: 3 – 4 viên/ngày, tối đa 8 viên/ngày.
Tiêu chảy mạn: Uống 2 viên, sau đó mỗi lần đi tiêu chảy uống 1 viên cho tới khi cầm tiêu chảy.
Liều duy trì: Uống 2-4 viên/ngày chia thành liều nhỏ (2 lần), tối đa 8 viên/ngày.
Trẻ em:
Loperamid không được khuyến cáo dùng cho trẻ em 1 cách thường quy trong tiêu chảy cấp.
Trẻ em dưới 6 tuổi: Không được khuyến cáo dùng.
Từ 6-8 tuổi: Uống 1 viên x 2 lần mỗi ngày.
Từ 8-12 tuổi: Uống 1 viên x 3 lần mỗi ngày.
Liều duy trì: Uống 1 viên, chỉ uống sau mỗi lần đi tiêu.
Tiêu chảy mạn: Uống 1 viên/lần. Không quá 3 lần/ngày.
Làm gì khi dùng quá liều?
Triệu chứng: Khi sử dụng quá liều thuốc có thể gây suy hô hấp và hệ thần kinh trung ương, co cứng bụng, táo bón, kích ứng đường tiêu hóa, buồn nôn và nôn.
Cách xử trí: Rửa dạ dày sau đó cho uống khoảng 100g than hoạt qua ống xông dạ dày. Theo dõi các dấu hiệu suy giảm thần kinh trung ương, nếu có thì tiêm tĩnh mạch 2mg Naloxone (0,01 mg/kg cho trẻ em), có thể dùng nhắc lại nếu cần, tổng liều có thể tới 10 mg.
Làm gì khi quên một liều?
Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.
Tác dụng phụ
Chưa có báo cáo về tác dụng phụ của thuốc.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
Lưu ý
Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.
Chống chỉ định
Mẫn cảm với Loperamid
Khi cần tránh ức chế nhu động ruột
Khi có tổn thương gan, viêm đại tràng nặng, viêm đại tràng màng giả
Hội chứng Lỵ
Bụng chướng
Không dùng cho trẻ từ 6 tuổi trở xuống
Thận trọng khi sử dụng
Khi có dấu hiệu mất nước trên bệnh nhân tiêu chảy, việc bù nước và chất điện giải phải là điều trị đầu tiên. Ở bệnh nhân tiêu chảy cấp, nếu lâm sàng không cải thiện trong vòng 48 giờ, không nên dùng tiếp
Loperamid mà phải xem xét lại nguyên nhân tiêu chảy. Bệnh nhân rối loạn chức năng gan phải được theo dõi sát các dấu hiệu gây độc thần kinh. Ở nhiều bệnh nhân bị bệnh viêm đại tràng cấp tính, viêm đại tràng giả mạc do kháng sinh phổ rộng, chất ức chế nhu động ruột hay làm chậm thời gian lưu chuyển qua ruột được báo cáo là gây độc cho ruột kết. Phải ngừng ngay việc điều trị bằng Loperamid khi có hiện tượng trương phồng ở bụng hay xuất hiện các triệu chứng bất thường khác ở người bệnh.
Các vấn đề sức khỏe khác: Sự hiện diện của các bệnh khác có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng Loperamid. Bệnh nhân phải báo cho bác sĩ điều trị biết trong trường hợp có những vấn đề khác về sức khỏe, đặc biệt các bệnh lý như viêm ruột kết (nặng), bệnh lỵ, bệnh gan. Trong các trường hợp này, cần tránh dùng Loperamid.
Nghiên cứu trên động vật cho thấy rằng loperamide không gây ra ung thư, không gây khuyết tật ở thai nhi hay làm giảm khả năng thụ thai dù đã sử dụng với liều cao hơn liều dùng cho người. Tuy vậy, cần thận trọng và cân nhắc giữa lợi ích điều trị với Loperamid và nguy cơ tiềm tàng khi dùng cho phụ nữ có thai, đặc biệt là 3 tháng đầu của thai kỳ. Loperamid có thể được bài tiết qua sữa, do đó không khuyến khích việc sử dụng Loperamid ở phụ nữ cho con bú.
Khả năng lái xe và vận hành máy móc
Không ảnh hưởng
Thời kỳ mang thai
Chưa có đủ các nghiên cứu trên phụ nữ có thai. Không nên dùng cho phụ nữ có thai.
Thời kỳ cho con bú
Vì Loperamid tiết qua sữa rất ít, có thể dùng thuốc cho mẹ đang cho con bú nhưng chỉ với liều thấp.
Tương tác thuốc
Khi sử dụng thuốc Loperamide có thể làm cho các tương tác thuốc có thể thay đổi cách hoạt động của thuốc hoặc làm tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ nghiêm trọng. Bài viết này không bao gồm tất cả các tương tác thuốc có thể khi sử dụng cùng với Loperamide. Vì vậy, bạn hãy lưu trữ tất cả các sản phẩm bạn sử dụng bao gồm thuốc theo kê đơn theo chỉ định của bác sĩ hay thuốc không kê đơn và các sản phẩm thảo dược và chia sẻ danh sách này với bác sĩ và dược sĩ của bạn. Bạn không nên tự ý bắt đầu, ngừng hoặc thay đổi liều thuốc mà không có sự chấp thuận của bác sĩ.
Một số sản phẩm có thể tương tác với thuốc Loperamide bao gồm: pramlintide, việc sử dụng kháng sinh gần đây, các loại thuốc có thể gây táo bón bao gồm thuốc kháng cholinergic như belladonna, scopolamine, thuốc chống co thắt như glycopyrrolate, oxybutynin, thuốc giảm đau opioid mạnh như morphine, một số thuốc kháng histamin như diphenhydramine, thuốc chống trầm cảm ba vòng như amitriptyline, cholestyramine, ritonavir, saquinavir.
Nhiều loại thuốc ngoài loperamide có thể ảnh hưởng đến nhịp tim (kéo dài QT), bao gồm: Amiodarone, chlorpromazine, haloperidol, methadone, moxifloxacin, pentamidine, procainamide, quinidine, sotalol, thioridazine, ziprasidone, trong số những loại khác.
Bảo quản
Bảo quản nơi khô mát, nhiệt độ dưới 30°C, tránh ánh sáng